Trì hoãn
là một thói quen không tốt mà rất nhiều người mắc phải. Chính thói quen này làm
cho cuộc sống của chúng ta trở nên rất vất vả, trì trệ và khó khăn hơn rất nhiều.
Thế nên, nếu bạn không may gặp phải tình trạng như vậy thì cũng đừng vội nản
lòng vì sẽ có rất nhiều phương pháp bổ ích giúp bạn từ bỏ căn bệnh mang tên “Sự
trì hoãn”.
1. Đâu là
nguyên nhân khiến chúng ta liên tục trì hoãn?
Sau đây, tôi
xin liệt kê ra những lí do khiến cho chúng ta liên tục rơi vào tình trạng trì
hoãn:
Nguyên nhân
1. Chưa có hứng: Đó là những khi bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản với
những công việc đang hoặc sẽ phải làm.
Nguyên nhân
2. Không có mục tiêu rõ ràng: Bạn định bắt tay vào công việc nhưng
chính bạn còn không biết thực hiện ra sao, kết quả đạt được là gì cho nên rất
khó đề hoàn thành tốt được nó.
Nguyên nhân
3. Bị những thứ xung quanh làm phân tâm: Facebook, điện thoại, máy
tính,… là những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn dễ sao nhãng khi làm việc.
Nguyên nhân
4. “Đợi tí nữa làm cũng được”: Đây là câu của miệng phổ biến mỗi khi
bạn chưa muốn bắt tay vào hành động vì bạn nghĩ mình có hàng tá thời gian rảnh
đề thực hiện.
Nguyên nhân
5. Sợ khó, sợ khổ: Chỉ cần nghĩ đến sự vất và là bạn đã càm thấy e
dè rồi chứ đừng nói đến việc bắt tay vào hoàn thành nó.Thế nên bạn luôn tự ti với
bản thân mình rằng “việc này khó quá, mình sẽ không làm được đâu!”
Nguyên nhân
6. Luôn nghĩ rằng công việc quá dễ dàng: Trong đầu bạn nghĩ rằng
công việc đó chì mất một thời gian ngắn để hoàn thành. Nhưng đến khi bạn bắt
tay vào thực hiện thì mới nhận ra không nên chủ quan với những việc dù là nhỏ
nhất.
2. Một số
phương pháp hữu ích đề khắc phục
Bước 1:
Quản lý thời gian hợp lý: Hãy tự lập cho mình một thời khóa biểu thật hợp
lý và chi tiết những thứ bạn cần làm trong một ngày nhé. Vì nó sẽ tạo cho bạn một
lịch trình công việc cụ thề đấy!
Bước 2:
Đặt ra những mục tiêu nhỏ, những bước nhỏ: Để tránh trường hợp dễ chán nản
vì mục tiêu thực hiện quá khó khăn, hãy đặt mục tiêu từ những công việc nhỏ bé
nhất (như dậy từ lúc 6h, chỉ sử dụng facebook 30 phút 1 ngày, đạt điểm 9 trong
bài kiểm tra Anh 15 phút,…) rồi mới làm đến những việc to hơn từng chút một.
Bước 3:
Lên kế hoạch thực hiện: Nếu bạn đã có mục tiêu phấn đấu rồi thì hãy vach
ra những chiến lược đề hành động luôn thôi! Trong bản kế hoạch này cần có những
mốc thời gian xác định thời lượng hoàn thành công việc, vì thời gian đâu phải
là vô tận. Những bản kế hoạch sẽ giúp cho bạn có những hướng đi cụ thể nhất,
tránh tình trạng mơ hồ, không nắm rõ công việc.
Bước 4:
Bắt tay vào hành động: Những kế hoạch, chiến lược hoàn hảo bạn vạch ra
kia sẽ vô tác dụng nếu bạn không bắt tay vào thực hiện ngay lúc này, ngay bây
giờ. Nếu cảm thấy khó khăn và sợ hãi, hãy tâm sự với cha mẹ, bạn bè, thầy cô để
họ có những lời khuyên bổ ích giúp tạo ra niềm tin đề bạn bình tĩnh hoàn thành
công việc.
Bước 5:
Thường xuyên động viên bản thân mình: Bạn hãy treo những poster hay những
câu nói mang tính khích lệ truyền cảm hứng cho chúng ta ở xung quanh phòng. Mỗi
khi cảm thấy hơi chùn bước, hơi tri hoãn, nhìn vào câu nói đó sẽ làm cho bạn vượt
qua được cảm giác chần chừ ấy.
3. Kết thúc
Sau khi đọc
xong bài viết này, tôi mong rằng các bạn sẽ tự rút ra cho bản thân mình những
kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào đời sống thực tế. Hãy luôn nhớ rằng: Bạn chỉ
thành công khi bạn thực sự cố gắng!